Trang chủ Liên hệ

Âm Dương Đối Lịch 2022 - 2027

80.000₫ Giá thị trường: 100.000₫ Tiết kiệm: 20.000₫
Mua ngay

 

LỜI GIỚI THIỆU
Con người không thể tồn tại và phát triển nếu tách rời môi trường không gian và thời gian. Cũng bởi vậy, từ hàng ngàn năm nay, con người đã phát minh ra phép tính lịch và làm lịch. Và hiện nay, bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ tiếp tục mở rộng những quan hệ giao tiếp và hợp tác quốc tế, người ta còn bàn tới việc cải cách hệ thống lịch thống nhất quốc tế.
| Tuy nhiên, dù có đạt tới một hệ thống lịch quốc tế thống nhất thì một cách khách quan cũng không thể xoá bỏ được các hệ thống lịch truyền thống của các cộng đồng dân tộc khác nhau trên thế giới, bởi các hệ thống lịch này đã gắn liền với điều kiện địa lý, tính đặc thù văn hoá truyền thống, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
| Ở nước ta hiện nay, trong hệ thống hoạt động hành chính Nhà nước, các văn bản giao tiếp kinh tế, chính trị, xã hội thì hệ thống “lịch dương” (Dương lịch) là cơ sở để xác định các mốc thời điểm hoạt động, nhưng còn trong sinh hoạt văn hoá truyền thống thì hệ thống “lịch âm” ( m lịch) lại là căn cứ không thể thiếu. Ngay trong sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng không thể thiếu những căn cứ của lịch âm. Người nông dân làm ruộng xưa nay, bảo nhau: | Tua rua đi rắc mạ mùa
Tiểu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu, Hàn lộ lúa trổ bằng đầu Lập đông ta quyết về mau gặt mùa” Trong sinh hoạt lễ hội truyền thống người ta nhắc nhau: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”.
Hay là: “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ”
Còn khi xuất hành, mưu việc thì người ta tính ngày, tính giờ với những câu truyền miệng, đại loại như:
Mồng năm, mười bốn, hăm ba Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn. Hoặc: “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba”
Những phép định ngày, tỉnh tháng như thế đều theo phép tính linh truyền thống xưa ở nước ta.
| Chắc chắn trong các văn bản nhà nước hiện nay không ai lại 4 : ngày tháng  m lịch hay hệ đếm Can, Chi với những tiết Manh T . Quý, nhưng chắc hắn cũng không ai đi tính ngày lễ, tết, hội hè của 1 tộc, ngày giỗ tiên tổ bằng ngày Dương lịch.
Thế thì sự tồn tại của một cuốn “Am - Dương đối lịch” là không thể thiếu với mỗi người, mỗi nhà. Chừng nào còn con người Việt Nam. còn văn hoá truyền thống Việt Nam thì chừng ấy vẫn còn cần có hệ thống  m lịch trong các tờ lịch của mỗi nhà.
Dưới góc độ khoa học, mỗi hệ thống lịch đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Hệ thống lịch  m truyền thống của người Việt Nam cũng không ra ngoài thông lệ ấy. Bởi vậy, tác giả của tập sách này không đặt cho mình nhiệm vụ khảo cứu, phê phán sự hay dở của mỗi loại lịch. Điều mà chúng tôi muốn đạt tới thật giản dị: Giúp cho mỗi người, mỗi nhà có được một cuốn lịch nhiều năm để khi cần thiết thì tra cứu những thông tin thiết yếu nhất trong hoạt động thường nhật ở môi trường còn tồn tại những nhân tố văn hoá truyền thống.
| Để đạt được mục tiêu ấy, chúng tôi lựa chọn biên soạn trong cuốn “ m- Dương đối lịcho những thông tin sau đây:
1, Ngày, tháng, năm âm lịch. | 2. Ngày, tháng, năm Dương lịch. T ủ
3. Các ngày trong tuần lễ. 4. Can - Chi (thiên Can, địa Chi) của từng ngày, tháng, năm.
5. Nhị thập bát tú (28 sao của thiên văn học và phép tính lịch truyền thống).
6. Thập nhị trực (12 trực). 7. Các ngày lễ kí theo cách tính lịch phổ biến trong dân gian. 8. 24 tiết, khí trong mỗi năm.
9. Ngày thuỷ triều của hàng tháng và ngày sơ, trung mạt phục của mỗi năm.
10. Sao trực tháng.
11. Các hung, cát tinh theo quan niệm của phong tục trạch ca truyền thống.
Riêng về hệ thống các hung, cát tinh ngày nay có hàng chục 10 tài liệu khác nhau, thậm chí đối lập nhau rất phức tạp. Hơn nữa văn này còn nhiều ý kiến khác nhau trên phương diện khoa học cũng " trên phương diện pháp lý. Vì vậy chúng tôi lựa chọn quan điểm của các giả Tân Việt- Thiều Phong trong cuốn “Bàn về lịch vạn niên” đã được Nhà Xuất bản Văn hoá Dân tộc phát hành làm điểm xuất phát. Thêm vào đó còn là những quan điểm của Lưu Đạo Siêu, Chu Văn Ich trong cuốn “Trạch cát thần bí” do Nhà Xuất bản Văn hoá - Thông tin dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc và phát hành. Một số kiến thức trong cuốn “Lịch hai thế kỷ (1902-2010) và các lịch “Vĩnh cửu” của PGSPTS Lê Thành Lân (NXB Thuận Hoá- Huế 1995) cũng được trân trọng kế thừa trong quá trình biên soạn tập sách này. Ngoài ra, những tài liệu cổ (bản in và viết tay) mà chúng tôi có được cũng là những tư liệu bố sung cần thiết trong khi biên soạn. BUT
Có được một cuốn lịch trong tay còn cần phải biết sử dụng nó. Bởi vậy chúng tôi biên soạn vào cuốn tập lịch này phần phụ lục một số kiến thức tối thiểu mang tính phổ thông để những độc giả bình thường nhất cũng có thể tham khảo.
......