Trang chủ Liên hệ

Bài Giảng Nguyên Lý Kinh Tế Vi Mô - Nguyễn Văn Ngọc

88.000₫ Giá thị trường: 98.000₫ Tiết kiệm: 10.000₫
Mua ngay

 

MÔ TẢ SẢN PHẨM :
Bài Giảng Nguyên Lý Kinh Tế Vi Mô
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình. Trong hầu hết các xã hội, nguồn lực được phân bổ không phải bởi một nhà hoạch định duy nhất ở trung ương, mà thông qua tác động qua lại của hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Vì thế, nhà kinh tế muốn tìm hiểu xem mọi người ra quyết định như thế nào: họ quyết định làm việc bao nhiêu, mua cái gì, tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư khoản tiết kiệm ấy ra sao. Nhà kinh tế cũng muốn nghiên cứu xem con người quan hệ qua lại với nhau như thế nào. Ví dụ, họ muốn phân tích xem làm thế nào mà hàng vạn người mua bán một mặt hàng lại có thể cùng nhau tạo ra một mức giá duy nhất và một lượng hàng ổn định. Cuối cùng, nhà kinh tế muốn phân tích các lực lượng và xu thế ảnh hưởng đến nền kinh tế với tư cách một tổng thể, trong đó có tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân, tình trạng thất nghiệp ở một bộ phận dân cư và đà gia tăng của giá cả.

Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau, nhưng môn học này thống nhất với nhau ở một số ý tưởng cơ bản, gọi là các nguyên lý của kinh tế học. Trong phần còn lại của bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu mười nguyên lý quan trọng nhất trong số đó. Khi đọc cuốn sách này, bạn còn gặp chúng nhiều lần. Phần giới thiệu này chỉ nhằm mục đích giúp độc giả có được cái nhìn tổng quan về kinh tế học. Bạn đọc chỉ nên coi bài này là “sự báo trước những điều hấp dẫn sắp tới”.

Mục lục:

Phần 1: Tổng quan về kinh tế học

Bài 1: Các nguyên lý của kinh tế học

Bài 2: Tư duy một nhà kinh tế

Phục lục: Những kiến thức cơ bản về đồ thị

Bài 3: Sự phụ thuộc lẫn nhau và các mối lợi từ thương mại

Phần 2: Cung và cầu 1: Thị trường hoạt động như thế nào

Bài 4: Các lực lượng cung cầu trên thị trường

Bài 5: Hệ số co giãn và ứng dụng

Bài 6: Cung, cầu và chính sách của chính phủ

Phần 3: Cung cầu 2: Thị trường và phúc lợi

Bài 7: Người tiêu dùng, sản xuất và hiệu quả thị trường

Bài 8: Chi phí của việc đánh thuế

Bài 9: Thương mại quốc tế

Phần 4: Kinh tế học về khu vực công cộng

Bài 10: Ảnh hưởng ngoại hiên

Bài 11: Hàng hoá công cộng và nguồn lực công cộng

Bài 12: Thiết kế hệ thống thuế

Phần 5: Hành vi của doanh nghiệp và tổ chức ngành

Bài 13: Chi phí sản xuất

Bài 14: Doanh nghiệp trên các thị trường cạnh tranh

Bài 15: Độc quyền

Bài 16: Thiểu quyển

Bài 17: Cạnh tranh độc quyền

Phần 6: Kinh tế học về thị trường lao động

Bài 18: Thị trường các nhân tố sản xuất

Bài 19: Thu nhập và sự phân biệt đối xử

Bài 20: Sự bất bình đẳng về thu nhập và tình trạng nghèo khổ

Phần 7: Chủ đề nâng cao

Bài 21: Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng.