Trang chủ Liên hệ

Giáo Trình Lịch Sử Kinh Tế

83.000₫ Giá thị trường: 85.000₫ Tiết kiệm: 2.000₫
Mua ngay

 

Trong sự phát triển của nhân loại, từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh công nghiệp và vươn tới nền văn minh trí tuệ, lịch sử đã cho thấy bao biến động diễn ra trong quá trình phát triển kinh tế của thế giới, cũng như sự phát triển thăng trầm của từng quốc gia. Đặc biệt trong mấy thập kỷ gần đây, những biến cố trong đời sống nhân loại càng thu hút nhiều người Việt Nam quan tâm hơn đến những vấn đề kinh tế đã và đang diễn ra. Đó là sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1952-1973), là sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế công nghiệp mới
NIEs) Đông Á, là hình ảnh về nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển cùng xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới và ngay cả những vấn đề bức xúc về cơn bão khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á tuy đã qua nhưng không ít người vẫn tiếp tục đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa của nó. Đó còn là sự tan rã của một mô hình kinh tế ở Liên Xô và các nước Đông  u xã hội chủ nghĩa qua cải tổ, cải cách, là thành công của những nền kinh tế chuyển đổi, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam v.v... Thời gian gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát từ Mỹ năm 2007 và lan nhanh sang nhiều nước trên thế giới được coi là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới (19291933). Mặc dù tác động của nó đến các nước có khác nhau nhưng không một quốc gia nào thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng này. Về bản chất, đây là cuộc khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng của mô hình phát triển theo chủ nghĩa tự do mới và cuối cùng đó là khủng hoảng chu kỳ của chủ nghĩa tư bản trên quy mô toàn cầu. Thực tế cho thấy, xu hướng toàn cầu hóa là động lực cho tăng trưởng ở nhiều nước đang phát triển thì đây cũng chính là kênh truyền dẫn khiến cho cuộc khủng hoảng này lan ra toàn cầu. Chính vì vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu một chiến lược phát triển dựa trên sự mở cửa với thương mại quốc tế và dòng vốn quốc tế còn phù hợp nữa hay không? Các nước đang phát triển có nên từ bỏ chính sách tự do hơn để tìm kiếm tăng trưởng mới hay không.