-
- Tổng tiền thanh toán:
MÔ TẢ SẢN PHẨM :
Tâm lý học quản lý là một khoa học phát triển dựa trên nền tảng của hai ngành khoa học là tâm lý học xã hội và các khoa học quản lý. Trong tâm lý học quản lý, các tri thức tâm lý học gắn liền với các đặc điểm của tổ chức và các chức năng vận hành hệ thống quản lý. Chính vì vậy, việc xem xét tổng thể hai lĩnh vực trên là yêu cầu tất yếu không thể tách rời lẫn nhau.
Các tri thức về đặc điểm tâm lý của con người trong tổ chức và các quy luật quản lý được các nhà khoa học xem như những thành tổ không thể tách rời giữa năng lực nghề và văn hoá nhân cách chuyên gia tương lai. Dù bất cứ học nghề gì, làm việc ở đâu thì các chuyên gia cũng sẽ luôn có một vị trí xác định trong nhóm xã hội, trong hoạt động nghề nghiệp và trong hệ thống quản lý. Để có thể trưởng thành, thăng tiến trong nghề nghiệp và thành đạt trong cuộc sống thì họ cần có các tri thức về khoa học quản lý và khoa học tổ chức, đặc biệt là về tâm lý học quản lý. Đã từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định yếu tố con người, đặc biệt là đặc điểm tâm lý của họ có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của hoạt động quản lý và sự phát triển của tổ chức.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, xã hội như hiện nay, thì cơ hội việc làm cho người lao động, việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động là cấp bách hơn bao giờ hết. Thực tiễn đó đòi hỏi các nhà quản lý cần hiểu biết được tâm lý con người, biết khuyến khích, động viên, biết dự báo, ngăn ngừa xung đột và biết làm thế nào để đoàn kết được tập thể, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những điều trình bày trên cho thấy, vị thế của tâm lý học quản lý ngày càng được đánh giá cao trong đời sống xã hội, việc nghiên cứu, ứng dụng các tri thức tâm lý học quản lý vào các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên hết sức cấp thiết.
Tập giáo trình Tâm lý học quản lý này được biên soạn d, kết quả nghiên cứu, giảng dạy Tâm lý học quản lý nhiều, nhóm tác giả, với sự tham khảo có chọn lọc những tri thức 1 nghiên cứu mới, kinh nghiệm hay trong quản lý của các nhà các nhà tâm lý học quản lý trong và ngoài nước. Mục tiêu củ trình là cung cấp cho người học, cho độc giả các tri thức, quy bản, cốt lõi nhất của tâm lý con người, các cơ chế vận hành các hiên tượng tâm lý trong hoạt động quản lý. Giáo trình không chỉ cung cho người học, độc giả các kiến thức về tâm lý học quản lý mà còn có phần rèn luyện một số kỹ năng hoạt động quản lý cho họ trên thế Sau khi học tập, tìm hiểu giáo trình này, người học, người đọc có 1 trả lời được một số câu hỏi sau: (1) Tâm lý học quản lý là gì ?: (2) Các quy luật, cơ chế tâm lý xã hội cơ bản trong hoạt động quản lý bao gồm các quy luật, cơ chế tâm lý nào ?; (3) Các kỹ năng cơ bản của hoạt động quản lý là gì ?; (3) Làm thế nào để vận dụng thành công các tri thức. kinh nghiệm, phương pháp của tâm lý học trong hoạt động quản lý tổ chức ?. Tập giáo trình Tâm lý học quản lý này gồm 5 chương sau:
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học quản lý ( Chương này làm rõ các vấn đề sau: Sơ lược vài nét về lịch sử hình thành và phát triển Tâm lý học quản lý; các khái niệm cơ bản của tâm lý học quản lý: quản lý, lãnh đạo, tâm lý học quản lý, đối tượng, nhiệm vụ, vai trò của tâm lý học quản lý, quan hệ tâm lý học quản lý với các ngành khoa học khác và các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học quản lý.
- Chương 2. Hoạt động quản lý
, Chương này sẽ làm rõ các khái niệm và các vấn đề sau: Bản chất của hoạt động quản lý, cấu trúc hoạt động quản lý; động cơ hoạt độn8 quản lý; một số kỹ năng quản lý cơ bản (hoạch định, kỹ năng tổ chức,kỹ năng chỉ đạo; kỹ năng đánh giá) và một số yếu tố ảnh hưởng tới | hoạt động quản lý.
Chương 3. Chủ thể hoạt động quản lý
Chương này sẽ làm rõ các khái niệm và vấn đề sau: lý luận vcothể quản lý, chức năng của nhà lãnh đạo và quản lý, đặc điểm và đặc trưng của chủ thể quản lý nhân cách nhà quản lý, uy tín, phong cách; sự hình thành và phát triển nhân cách, uy tín của nhà quản lý...); vấn đề nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý (quy hoạch, sử dụng, đánh giá, đào tạo chủ thể quản lý...).
Chương 4. Cá nhân và nhóm với tư cách là khách thể quản lý
Chương này sẽ làm rõ các khái niệm và vấn đề sau: Cá nhân, một số đặc điểm tâm lý cá nhân với tư cách là đối tượng quản lý (nhu cầu, động cơ,...). Nhóm với tư cách là đối tượng quản lý, một số đặc điểm tâm lý của nhóm cần lưu ý trong quản lý (bầu không khí tâm lý, dư luận xã hội, lan truyền tâm lý, truyền thống của tập thể; xung đột trong tập thể...).