MÔ TẢ SẢN PHẨM :
Trong nhiều năm gần đây, nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn văn hoá của người Việt Nam từ góc nhìn lịch sử ngôn ngữ người Việt không chỉ là một nhu cầu về học thuật của riêng các nhà ngôn ngữ học, nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử văn hoá, v.. mà còn là một nhu cầu của đông đảo bạn đọc khác nhau ở Việt Nam. Bởi vì, theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu có thể hiểu biết đầy đủ về lịch sử ngôn ngữ người Việt trong tiến trình văn hoá Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu đầy đủ hơn về lịch sử phát triển văn hoá truyền thống của dân tộc. Sở dĩ có thể nói được như vậy là vì ngôn ngữ của bất kỳ một cộng đồng dân tộc nào cũng đồng thời vừa là phương tiện hay công cụ thể hiện nét đặc trưng văn hoá của dân tộc, vừa chính là thành tố cấu thành và lưu giữ nền văn hoá của dân tộc đó. Do vậy, lịch sử ngôn ngữ luôn luôn là một kho tàng hàm chứa rất nhiều những thông tin về lịch sử văn hoá dân tộc. | Từ lâu đã có rất nhiều người vẫn đặt ra cho mình một câu hỏi là tại sao ngôn ngữ người Việt của dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm thử thách vẫn trường tồn như nó đang có. Bởi vì, trong quá trình xây dựng và phát triển, đất nước liên tục bị ngoại xâm thôn tính và chia cắt, dân tộc không ngừng chịu sức ép của chính sách đồng hoá về văn hoá của nhiều thế lực bên ngoài khác nhau nhưng văn hoá nói chung và ngôn ngữ nói riêng của người Việt vẫn giữ được sắc thái riêng của nó. Nhờ đó, bản sắc văn hoá được giữ vững, ngôn ngữ đáp | ứng được nhu cầu là phương tiện giao tiếp để phát huy tinh thần văn hoá và ý chí phát triển quật cường của người Việt. Nói một cách khác, “ong quá trình phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam để có được một nên văn hoá đậm đà bản sắc như ngày hôm nay, đương nhiên có sự Công góp quan trọng của ngôn ngữ dân tộc với tư cách vừa là thành tố van hoá, vừa là công cụ giao tiếp quan trọng nhất chuyển tải văn hoá. "y, ngôn ngữ đã được phát triển như thế nào để góp phần làm nên Mc Sống mãnh liệt của văn hoá Việt Nam trong lịch sử?
Cuốn sách bao gồm 8 chương.
Chương 1: Ngôn ngữ và văn hóa người Việt trong khu vực địa lý Đông Nam Á
Chương 2: Những thảo luận về vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ người Việt
Chương 3: Tư lệu trong nghiên cứu và việc phân kì tiến trình phát triển ngôn ngữ người việt
Chương 4: Ngôn ngữ người Việt: từ trạng thái Mon - Khmer chuyển sang giai đoạn tiền việt và việt - Mường cổ
Chương 5: Ngôn ngữ người Việt: từ giai đoạn Việt - Mường Chung phát triển thành tếng việt hiện đại
Chương 6: Một vài quy luật ngữ âm trong lịch sử phát triển ngôn ngữ người việt
Chương 7: Lịch sử ngôn ngữ người Việt và lịch sử văn hóa Việt Nam
Chương 8: Tên gọi Lạc việt và ngôn ngữ của cư dân văn hóa Đông Sơn