Trang chủ Liên hệ

Luật Kinh Tế Chuyên Khảo ( TS. Nguyễn Thị Dung )

252.000₫ Giá thị trường: 280.000₫ Tiết kiệm: 28.000₫
Mua ngay

 

 

SÁCH LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO (TS NGUYỄN THỊ DUNG - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI)

 

Pháp luật kinh tế được hiểu là một hệ thống nhiều lĩnh vực pháp luật khá rộng, bao gồm Luật kinh tế, Luật lao động, Luật tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Đất đai, Luật môi Trường… Khi được hình thành và phát triển ở Việt Nam từ những thập niên 80 của thế kỷ 20, Luật kinh tế được hiểu là một bộ phận của pháp luật kinh tế, là ngành luật độc lập có phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.

ở Việt Nam, trong lĩnh vực nghiên cứu, khái niệm "Luật Kinh tế" đã dần được thay thế bằng các khái niệm: "Luật thương mại", "Luật kinh doanh" do ảnh hưởng của quá trình thay đổi kinh tế, về cơ chế quản lý kinh tế, dẫn đến những thay đổi căn bản trong điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chủ thể của Luật Kinh Tế không còn là các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa (tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức kinh tế tập thể) với tư cách là các đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch được giao. Nền kinh tế không còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, với nền tảng là sự công nhận quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh, đồng thời chịu nhiều tác động tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế.

Những thay đổi này dẫn đến yêu cầu đổi mới khoa học Luật Kinh Tế, theo đó, khái niệm "Luật Kinh Tế" ít được sử dụng hơn trong khoa học pháp lý. Mặc dù vậy, trong thực tiễn kinh doanh và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, khái niệm Luật kinh tế vẫn được sử dụng với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định về các loại chủ thể kinh doanh, điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ cho phù hợp với chính sách quản lý kinh tế của nhà nước và quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

Với mục đích cung cấp những kiến thức pháp luật cơ bản và cần thiết cho thực tiễn kinh doanh và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, cuốn sách “Luật Kinh Tế” đã được biên soạn, cập nhật chính sách, pháp luật mới nhất.

Với đối ngũ tác giả bao gồm các giảng viên có kinh nghiệm của Trường đại học luật Hà Nội, cuốn sách là tài liệu đáng tin cậy cho doanh nhân, nhà quản lý, các cơ sở đào tạo và bạn đọc quan tâm đến các vấn đề cơ bản của Luật Kinh Tế.

MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, CHỦ THỂ VÀ NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ

I. QUAN NIỆM VỀ LUẬT KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. LUẬT KINH TẾ QUY ĐỊNH QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CÁC LOẠI CHỦ THỂ KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ

2. LUẬT KINH TẾ QUY ĐỊNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VÀ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ (GỌI CHUNG LÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI)

3. LUẬT KINH TẾ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

4. LUẬT KINH TẾ QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH

III. CHỦ THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ

1. DOANH NGHIỆP – CHỦ THỂ CHỦ YẾU CỦA LUẬT KINH TẾ

2. CÁC CHỦ THỂ KHÁC CÓ QUAN HỆ PHÁP LÝ VỚI DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

IV. NGUỒN CƠ BẢN CỦA LUẬT KINH TẾ

1. HIẾN PHÁP

2. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

3. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

4. TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI

5. ÁN LỆ

PHẦN 2: PHÁP LUẬT CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

II. VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

III. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

IV. CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

V. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1. NHẬN DIỆN RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

CHƯƠNG 3: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

I. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

2. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

3. GÓP VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG VỐN VÀ THỪA KẾ PHẦN VỐN GÓP

4. CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRƠ LÊN

II. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

2. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

3. GÓP VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG VỐN VÀ THỪA KẾ PHẦN VỐN GÓP

4. CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

III. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH

1. VỀ CẤN ĐỀ CAM KẾT GÓP VỐN

2. VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGOÀI VÀO NỘI BỘ CÔN TY

3. ĐIỀU LỆ CẦN CÓ CỦA NHỮNG QUY ĐỊNH RÕ RÀNG, CHI TIẾT ĐỂ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỨC DANH ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT, CHỨC DANH QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY

CHƯƠNG 4: CÔNG TY CỔ PHẦN

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

II. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN

1. CÁC MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN

2. ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

3. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

4. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

5. GIÁM ĐỐC (TỔNG GIÁM ĐỐC) CÔNG TY

6. BAN KIỂM SOÁT

III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN: CÁC LOẠI CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU; GÓP VỐN; HUY ĐỘNG VỐN; TĂNG, GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ; CHUYỂN NHƯỢNG VÀ MUA LẠI CỔ PHẦN; THỪA KẾ CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

IV. CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY CỔ PHẦN

1. CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

2. CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN ĐÔI THÀNH CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

3. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH CÔNG TY TNHH

V. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1. RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CHƯƠNG 5: CÔNG TY HỢP DANH

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY HỢP DANH

II. THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH

1. CÁC LOẠI THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH

2. HÌNH THÀNH, CHẤM RỨT TƯ CÁCH THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH

III. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY HỢP DANH: HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN; GIÁM ĐỐC/ TỔNG GIÁM ĐỐC

IV. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY HỢP DANH: TÀI SẢN CỦA MỘT CÔNG TY HỢP DANH; CHUYỂN NHƯỢNG VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÔNG TY HỢP DANH

V. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY HỢP DANH

CHƯƠNG 6: MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

I. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2. VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

II. DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

2. VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

III. DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

2. VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

CHƯƠNG 7: HỢP TÁC XÃ, LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA HỢP TÁC XÃ

III. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ

IV. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ

V. THÀNH LẬP, GIẢI THỂ HỢP TÁC XÃ

VI. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ

CHƯƠNG 8: TỔNG CÔNG TY VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM CÔNG TY

II. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY

1. KHÁI NIỆM TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY

2. TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

3. TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY TƯ NHÂN

4. MỐI QUÁN HỆ GIỮA CÁC CÔNG TY TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY

CHƯƠNG 9: CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH NHỎ

I. HỘ KINH DOANH

II. TỔ HỢP TÁC

III. CÁ NHÂN KINH DOANH KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

IV. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH NHỎ

CHƯƠNG 10: THỦ TỤC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

I. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ĐỂ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG

II. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ QUYỀN TỰ DO THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ĐỂ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG

III. ĐỐI TƯỢNG CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

IV. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

V. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

VI. THỦ TỤC ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

VII. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ THỦ TỤC BỎ SUNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

CHƯƠNG 11: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

II. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ VÀ ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

III. THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 12: PHÁP LUÂT PHÁP SẢN DOANH NGHIỆP HỢP TÁC XÃ

I. TỔNG QUAN VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN

II. THỦ TỤC PHÁ SẢN

PHẦN 3: CÁC LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, CẠNH TRANH VÀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH

CHƯƠNG 13: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

II. CHỦ THỂ CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

III. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

IV. PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

1. ĐẦU TƯ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ

2. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP VÀO TỔ CHỨC KINH TẾ

3. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG PPP

4. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỚP ĐỒNG BCC

V. PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ

1. KHÁI QUÁT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 14: PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

II. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH

III. PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

IV. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

CHƯƠNG 15: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

I. HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MAI VÀ LUẬT ÁP DỤNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

II. GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

IV. SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

V. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

VI. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 16: MỘT SỐ HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG TRONG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

MỤC 1: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI

2. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

3. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

MỤC 2: HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

2. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

3. PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ TRONG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP

MỤC 3: HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

2. CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG VÀ ĐẠI DIỆN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG QUAN HỆ ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

4. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CẦN THỎA THUẬN TRONG HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

MỤC 4: HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

2. CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG VÀ ĐẠI DIỆN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG QUAN HỆ ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

4. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CẦN THỎA THUẬN TRONG HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

MỤC 5: HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC)

MỤC 6: HỢP ĐỒNG ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

PHẦN 4: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 17: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 18: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI

I. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI BẰNG TỰ THƯƠNG LƯỢNG

II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRUNG GIAN HÒA GIẢI

III. THỰC HIỆN KẾT QUẢ THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI

CHƯƠNG 19: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN

I. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN

II. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN

III. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN

CHƯƠNG 20: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

I. CÁC HÌNH THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

II. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

III. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 21: ÁP DỤNG CHẾ TÀI HỢP ĐỒNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

I. CĂN CỨ ÁP DỤNG CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

II. ÁP DỤNG CHẾ TÀI PHATIJ VI PHẠM HỢP ĐỒNG

III. ÁP DỤNG CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

IV. ÁP DỤNG CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG