Trang chủ Liên hệ

Nghệ Thuật Trang Trí Truyền Thống Trên Kiến Trúc Phong Cách Đông Dương Ở Sài Gòn - Bùi Bá Nguyên Khanh

68.000₫ Giá thị trường: 75.000₫ Tiết kiệm: 7.000₫
Mua ngay

 

 

MÔ TẢ SẢN PHẨM :

Sài Gòn - nay là Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của Việt Nam, có vai trò quan trọng và tiên phong trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực kiến trúc, Sài Gòn là nơi đầu tiên ở nước ta tiếp nhận nhiêu trường phái nghệ thuật của phương Tây, bao gồm cả lĩnh vực nghệ thuật trang trí. Những sự tiếp nhận này đã thật sự góp phần đáng kể trong việc hình thành lên diện mạo của kiến trúc và nghệ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.Trong các phong cách kiến trúc và nghệ thuật mà thành phố đã từng tiếp nhận, có một phong cách rất đáng chú ý - đó là Kiến trúc phong cách Đông Dương cùng với các motip nghệ thuật trang trí trên đó cho thấy những đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt. Nét đặc sắc của xu hướng kiến trúc và nghệ thuật này giúp ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm về sự kết hợp giữa văn hoá truyền thống trong kiến trúc hiện đại, giữa vãn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Giá trị nổi bật của tất cả sự kết hợp này trong nghệ thuật nói chung làm nên một diện mạo cho hầu hết các nền văn hóa.Thật vậy, nghệ thuật trang trí trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương đà tạo ra cho kiến trúc ở Sài Gòn có được phẩm chất, thuộc tính văn hóa trong một giai đoạn phát triển của mình cũng như của lịch sử nghệ thuật Việt Nam Cận - Hiện đại. Cụ thể là nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam trong nửa đầu Thế kỷ XX đã cho thành phố những công trình kiến trúc với đặc thù mỹ thuật tiêu biểu, những yếu tố mang nét văn hóa phương Đông, hòa quyện với những motip kiến trúc và trang trí phương Tây. Tất cả đã khiến cho Kiến trúc Phong cách Đông Dương thật sự chinh phục lòng người, trở thành một phần quan trọng trong di sản nghệ thuật, kiến trúc và văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh.Điểm đáng nói là sự phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã diễn ra sự tranh chấp giữa nhu cầu xây dựng công trình mới với di sản kiến trúc cũ, trong đó có sự lấn át không gian của các Kiến trúc Phong cách Đông Dương. Đầy là một sự bất đồng hiện vẫn còn tồn tại cần lưu ý. Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật trang trí truyền thống trên nền tảng Kiến trúc Phong cách Đông Dương như vậy đang được đặt ramột cách cấp bách. Vì vậy, việc nghiên cứu để nhận diện, đánh giá toàn diện về nghệ thuật trang trí trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương và trên hết là tổng hòa giữa kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại cũng như trong tương lai với mỹ thuật kiến trúc cổ đan xen mỹ thuật kiến trúc mới là một yêu cầu thiết thực, đặt ra không những cho ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật mà còn cả cho ngành kiến trúc, cho cả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật đặc sắc thể hiện tính dân tộc, tính khoa học mà nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương đem lại.Với nhận thức trên và là một người có nhiều năm công tác thuộc ngành mỹ thuật cũng như kiến trúc, trong quá trình hoạt động chuyên môn, tìm hiểu các motip trang trí mỹ thuật truyền thống, tác giả bị thu hút bởi các trang trí mỹ thuật đầy nét biểu cảm trên phong cách kiến trúc này của Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời cũng nhận thấy việc nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương mặc dầu có được sự quan tâm nhất định của các ngành liên quan song vẫn chưa có một hệ thống rõ ràng. Vì vậy, tác giả đã biên soạn cuốn sách “Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn” không chỉ là mong ước góp phần vào việc xây dựng, hoàn chỉnh lý luận và lịch sử trang trí mỹ thuật trên kiến trúc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, mà còn là một công việc hữu ích cho nhận thức của bản thân về thực hành thiết kế và giảng dạy chuyên ngành Thiêt kế Nội thất.