Bé thơ tự ngủ có lẽ là mơ ước của rất nhiều bậc phụ huynh - những người mà dường như việc nuôi con nhỏ đồng nghĩa với việc ru - bế con liên tục và chứng mất ngủ kinh niên. Để không vướng vào tình cảnh này, nhiều bậc cha mẹ chu đáo đã tìm hiểu từ sớm các thông tin giúp bé có thể tự đi vào giấc ngủ mà không cần đến bầu ngực của mẹ, bàn tay ẵm bế của bà hay lời ru của cha, thay vào đó - đến giờ mẹ làm “thủ tục đi ngủ”, đặt con xuống và bé chấp nhận điều đó. Con tự đi vào giấc ngủ một mình trong cũi của chính mình, thậm chí từ khi bé còn rất nhỏ. Nghe hoang đường quá phải không các bạn? Nhưng, thực sự điều đó là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Em bé tự ngủ là một trong những chủ đề nhạy cảm mà bấy lâu nay tuy đƣợc áp dụng rất phổ biến tại phương tây nhưng còn khá xa lạ với các bậc cha mẹ Việt. Em bé tự ngủ hầu như là không thể trong quan niệm của cha mẹ Việt, nhưng một thực tế ngày càng được hình thành và khẳng định rằng một khi những em bé biết tự ngủ, ngủ tự lập mà không cần sự hỗ trợ (ti mẹ, ru ẵm…) có nhiều cơ hội hơn để ngủ đủ theo nhu cầu của mình.
Cha mẹ có biết, một em bé sơ sinh cần ngủ 16-18h mỗi ngày trong 3 tháng đầu đời? Con số này giảm xuống còn 15-16h khi bé chạm ngƣỡng 6 tháng. Và hầu hết các em bé đều cần ngủ khoảng 14h/ngày cho đến hết sinh nhật 3 tuổi của mình. Nếu con bạn thiếu ngủ, dù chỉ 2h mỗi ngày, đến sinh nhật 1 tuổi bé đã thiếu hụt mất hơn 720h nghỉ ngơi. Không những thế, năm đầu đời trẻ phát triển nhận thức và thể chất khi con ngủ, đặc biệt là ở các giấc ngủ lơ mơ – REM, vậy con bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu thời lƣợng để lớn.
Ngủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quá trình phát triển, nhất là ở trẻ em. Bấy lâu nay ở Việt Nam nhu cầu ngủ ở trẻ không được coi trọng một cách đúng đắn.
Trong một hội thảo gần đây của ngành y tế, Bác sĩ Johnathan Halevy, Trưởng Khoa Nhi Trung tâm phòng khám Family Medical Practice đã chia sẻ tình trạng sức khỏe do thiếu ngủ của trẻ em Việt Nam cần sớm cải thiện. Theo Bác sĩ Johnathan Halevy, tình trạng thiếu ngủ có thể dẫn đến hàng loạt hệ quả nghiêm trọng nhƣ tình trạng giảm sút khả năng nhận thức, gây ra các vấn đề về trí nhớ, chức năng vận động, trầm cảm, hành vi và các rối loạn về tâm lý cũng nhƣ sự an toàn của trẻ. Có đến một nửa trẻ mầm non và 40% trẻ vị thành niên ngủ ít hơn thời lượng cần thiết mà nguyên nhân phát sinh chủ yếu đến từ sự thiếu coi trọng thời lƣợng nghỉ ngơi cho các bé từ khi còn nhỏ của phụ huynh.
Ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, não và các chức năng nội tiết. Thậm chí, cơ bắp của chúng ta cũng phát triển ngay trong lúc chúng ta đang ngủ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây ra những ảnh hƣởng về thể chất, tinh thần, tình cảm, hành vi và nhận thức.