Sử Ký: Bản Kỷ - Biểu
- Tên Nhà Cung Cấp Đinh Tị Books
- Tác giả Tư Mã Thiên
- Người Dịch Nguyễn Đức Vịnh
- NXB NXB Văn Học
- Năm XB 2022
- Kích Thước 24 x 16 cm
- Số trang 720
- Hình thức Bìa Cứng
MÔ TẢ SẢN PHẨM :
Sử ký là pho sách được Thái sử công Tư Mã Thiên viết nên bằng tâm huyết cả đời, gửi vào đấy biết bao nỗi niềm cho hậu thế. Nhưng đến nay, hơn hai ngàn năm đã trôi qua, chừng như vẫn chưa có được một bản dịch đầy đủ để bạn đọc có thể thưởng thức trọn vẹn tác phẩm, cũng như cảm nhận sự kỳ công của tác giả khi làm nên công trình vĩ đại này. Bởi thế, dẫu biết đang làm một việc quá sức, chúng tôi vẫn xin được giới thiệu một bản dịch Sử ký mới với thứ tự trình bày theo đúng nguyên tác, gồm cả thảy năm phần, lần lượt từ Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia cho tới Liệt truyện. Đồng thời, để giúp bạn đọc hiểu hơn về tác phẩm, chúng tôi cũng cố gắng dịch lại các chú thích mà tự xét thấy là phù hợp trong Tam gia chú, tức Tập giải của Bùi Nhân thời Lưu Tống, Sách ẩn của Tư Mã Trinh thời Đường, Chính nghĩa của Trương Thủ Tiết thời Đường. Tất cả những phần này đều được đưa vào cước chú, của nhà nào thì ghi rõ nhà đó, đa phần là dẫn nguyên văn, một số quá dài hay trúc trắc thì lược bớt hoặc diễn giải lại.
Sơ lược về Bản kỷ
Bản kỷ là phần đầu tiên của Sử ký, gồm cả thảy mười hai thiên, chép việc từ thời Ngũ Đế cho tới thời Hán Vũ Đế. Về ý nghĩa của từ “bản kỷ”, đại để có thể hiểu bản tức là căn bản, kỷ tức là kỷ cương, cái kỷ cương căn bản nằm ở người nắm chính lệnh, cho nên Bản kỷ là sự ghi chép về những người nắm giữ chính lệnh trong thiên hạ, thường là các bậc Đế, Vương.
Trong Bản kỷ, tác giả chủ yếu ghi chép theo lối biên niên, liệt kể về từng triều đại hoặc từng vị vua theo trình tự thời gian, trải dài từ thời viễn cổ cho tới thời điểm mà tác giả sinh sống. Nhìn từ tổng thể, có thể nói Bản kỷ chính là bộ khung của Sử ký, cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát về hơn hai nghìn năm lịch sử của dân tộc Hoa Hạ. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến tác giả đặt phần này ở đầu tiên.
Ngũ Đế bản kỷ
Hạ bản kỷ
Ân bản kỷ
Chu bản kỷ
Tần bản kỷ
Tần Thủy Hoàng bản kỷ
Hạng Vũ bản kỷ
Cao Tổ bản kỷ
Lã Hậu bản kỷ
Hiếu Văn bản kỷ
Hiếu Cảnh bản kỷ
Hiếu Vũ bản kỷ