Trang chủ Liên hệ

Tôi Ổn - Bạn Ổn (Thomas A Harris)

193.000₫ Giá thị trường: 228.000₫ Tiết kiệm: 35.000₫
Mua ngay

 

MÔ TẢ SẢN PHẨM :

“Tôi ổn - Bạn ổn” - Gỡ bỏ gánh nặng “Tôi không ổn” từ tuổi thơ để sống hạnh phúc -

Trong cuốn sách tâm lý học đại chúng kinh điển “Tôi ổn - Bạn ổn” (“I’m OK - You’re OK”), bác sĩ tâm thần Thomas Harris đưa chúng ta trở về với tuổi ấu thơ, lý giải nguồn gốc của những khuôn mẫu hành vi tiêu cực trong hiện tại, giúp hàng triệu người chưa-bao-giờ-thấy-mình-ổn trở nên ổn hơn.

Được phát hành lần đầu vào năm 1969, “Tôi ổn - Bạn ổn” đã được dịch ra 20 thứ tiếng với hơn 15 triệu bản in; đạt vị trí số 1 trong danh sách New York Times trong nhiều năm liền. Nó cũng đưa cụm từ “I’m OK - You’re OK” vào vốn từ vựng được sử dụng thường ngày trong văn hoá đại chúng của người Mỹ.

Ba trạng thái Cái Tôi của mỗi người

“Tôi ổn - Bạn ổn” sử dụng các nguyên tắc của Phân tích Tương giao (Transactional Analytics) - một học thuyết và phương pháp trị liệu tâm lý nổi tiếng, được xây dựng bởi bác sĩ, tiến sĩ Eric Berne.

Berne tin rằng bên trong mỗi người có sự hiện diện của những thực thể khác nhau, với những khuôn mẫu riêng về hành vi, lời nói, quan điểm, cảm xúc. Berne gọi đó là ba trạng thái Cái Tôi (ego states). Tại từng thời điểm, với cách kích thích khác nhau từ bên ngoài, các trạng thái Cái tôi này sẽ nắm quyền kiểm soát và chi phối cảm xúc, hành vi của con người. Chỉ khi kiểm soát được sự hiện diện của ba trạng thái này, con người mới được tự do hướng về hạnh phúc.

Trong đó, Cái Tôi Trẻ Em (C - Child) chứa những dữ liệu về trải nghiệm nội tâm của trẻ trong khoảng 5 năm đầu đời. Những dữ liệu trong Cái Tôi C hầu hết là cảm xúc, gồm hai mảng rõ rệt: sự vui tươi, phấn khởi, ấm áp đến từ những khám phá ấu thơ và sự sợ hãi, bất lực của một đứa trẻ bé nhỏ sống lệ thuộc. Nói như Harris, “trong mỗi người đều có một đứa trẻ giống như chính họ lúc lên ba”. Khi ta trưởng thành, Cái Tôi Trẻ Em vẫn có thể bị “câu ra” bất cứ lúc nào, phát lại những cảm xúc sợ hãi nguyên thuỷ mà chúng ta từng trải qua thời thơ ấu.

Còn Cái Tôi Cha Mẹ (P – Parent) của mỗi người được hình thành vào khoảng thời gian “khai sinh xã hội”, tức độ tuổi đến trường, và sẽ được điều chỉnh liên tục trong suốt cuộc đời (khi tương tác với những người uy quyền hơn mình). Cái Tôi P mang theo những dữ kiện được ghi nhận từ cha mẹ thực tế (hoặc người chăm sóc, giám hộ) của mỗi người. Bởi vì những dữ kiện từ cha mẹ thực tế cũng bao gồm ba trạng thái cái tôi của mỗi người họ, nên Cái Tôi P rất phức tạp và có thể vận hành sai chức năng (khi dữ kiện thực tế đã thay đổi). Cái Tôi P có đặc điểm chuyên quyền, quyết đoán, và độc đoán.

Cuối cùng Cái Tôi Người Lớn (A - Adult) được hình thành từ khi trẻ 10 tháng tuổi, đứa trẻ bắt đầu trải nghiệm năng lực vận động. Nó có thể thao tác với các đồ vật và bắt đầu hướng đến thế giới bên ngoài, tự khám phá. Khả năng tự-thực-hiện chính là sự khởi đầu của Cái Tôi này. Cái Tôi Người Lớn có dữ liệu độc lập với Cái Tôi Trẻ Em và Cái Tôi Cha Mẹ, có khả năng kiểm tra, chất vấn và điều chỉnh dữ liệu từ hai Cái Tôi kia, tạo ra trạng thái cân bằng. Một Cái Tôi Người Lớn lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đạt đến vị thế “TÔI ỔN – BẠN ỔN”.

Bốn vị thế sống và gánh nặng “TÔI KHÔNG ỔN”

Từ các nguyên tắc của thuyết Phân tích Tương giao, Harris phát triển lý thuyết về bốn vị thế sống, hay là cách con người cảm nhận về tương quan giữa bản thân và những người khác. Harris cho rằng phần lớn chúng ta trải qua tuổi thơ với cảm giác Không ổn trong Cái Tôi Trẻ Em. Trong mắt đứa trẻ lên ba, cha mẹ to lớn, vĩ đại, luôn đúng – cha mẹ rất Ổn. Bản thân đứa trẻ, vì vóc dáng nhỏ bé và sự vô lực của nó, tự thấy mình thấp kém hơn người lớn xung quanh – rằng nó KHÔNG ỔN.

Harris gọi cảm giác Không ổn này là “sản phẩm thặng dư của việc từng là một đứa trẻ”, là “tình thế lưỡng nan của tuổi thơ”. Ông cũng khẳng định “Những đứa con của những bậc cha mẹ ‘tốt’ vẫn mang theo gánh nặng của sự KHÔNG ỔN”.

“TÔI KHÔNG ỔN - BẠN ỔN” chính là một kết luận, một quyết định đầu đời của trẻ về vị thế sống của mình – cách nó cảm nhận về bản thân và những người khác. Nếu tiếp tục được duy trì, vị thế tiêu cực này sẽ khiến cuộc sống về sau của con người chìm trong khổ sở; họ nhìn nhận bản thân kém cỏi, không có giá trị và phải liên tục tìm kiếm tương tác kích thích và sự công nhận từ người khác – tất cả nhằm giảm tải gánh nặng đáng sợ của cảm giác KHÔNG ỔN. 

Vị thế sống tiếp theo, “TÔI KHÔNG ỔN - BẠN KHÔNG ỔN” xuất hiện ở những đứa trẻ bị bỏ rơi, không được chăm sóc. Trong vị thế này, Cái Tôi Người Lớn ngừng phát triển và cá nhân rơi vào trạng thái thu rút và tuyệt vọng.